Gia Cát Lượng còn được gọi với cái tên khác là Khổng Minh, có tên hiệu là Ngọa Long. Được mọi người biết đến như là một vị công thần khai quốc, một vị quân sư tài ba, một nhà tiên tri, và còn là một nhà chính trị ngoại giao nổi tiếng của Trung Quốc trong lịch sử. Nổi tiếng là một thiên tài vô cùng tài năng, danh tiếng lan truyền đến ngày nay, khiến cho hậu thế vô cùng thán phục. Trong những tư tưởng đi trước thời đại và vượt trội của Gia Cát Lượng lúc bấy giờ chính là những tiêu chuẩn để chọn những người hiền tài theo phụ tá, vậy cách nhìn người của Gia Cát Lượng có gì xuất sắc và đặc biệt, chúng ta hãy cùng theo dõi qua bài viết này.
Để thăm dò được chí hướng của đối phương đem điều trái lẽ phải để hỏi họ
Để trọng dụng một người điều đầu tiên chính là phải biết rõ được ý chí và lập trường của họ như thế nào, có cùng chí hướng với mình không. Nếu như đối phương là người không phân biệt được phải trái, đúng sai thì quyết không thể trọng dụng để giao phó những trọng trách quan trọng. Những người này thường có lập trường không vững vàng, không kiên định, dễ sinh ra long phản trắc.
Chí hướng là động lực để mọi người phát triển sở trường, nếu không có chí hướng thì không làm nên việc lớn, hầu hết những nhà chính trị , quân sự nổi tiếng trên thế giới đều có chí hướng riêng của mình ngay từ khi tuổi đời còn rất nhỏ, biết được chí hướng của một người mới có thể đánh giá được ý chí của họ.
Lấy những lý luận dồn họ vào thế khó để biết khả năng ứng biến
Đưa ra nhiều câu hỏi và hoàn cảnh khác nhau để đưa người đối thoại vào đường cùng để xem thử khả năng ứng biết trước hoàn cảnh của họ, đối với những người có năng lực, họ ắt sẽ có khả năng mở ra con đường sống cho mình, chuyển bại thành thắng.
Đánh giá kiến thức của đối phương thông qua việc trao đổi mưu kế
Dùng những mưu kế của mình để thử những cách phá giải của đối phương, tham khảo mưu kế, sách lược của họ, từ đó đánh giá được kiến thức của họ. Nếu là người không tinh thông mưu lược, khi gặp phải những tình huống khó khăn bất ngờ đến chính họ còn phải bó tay chịu trói, thì làm cách nào để cống hiến cho nước cho dân, thậm chí còn có thể vì sự sai lầm của mình mà gây ảnh hưởng đến đại cục.
Đưa ra những tình huống khó khăn để đánh giá lòng dũng cảm và sự trung thành
Đưa ra những tình huống khó khăn, gian nguy để thử sự dũng cảm của đối phương, bởi khi lâm vào tình trạng nguy cấp tinh thần dũng cảm là đều quan trọng nhất. Khi phải đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất, đòi hỏi con người phải có một tinh thần dũng cảm và mạnh mẽ. Khó khăn chính là ngọn lửa thử vàng để thử thách dũng khí của đối phương, nếu là người không có dũng khí chính bản thân họ còn khó bảo toàn, chứ không cần phải nghĩ đến việc xả thân vì đại nghĩa.
Dùng rượu để thăm dò tính cách
Gia Cát Lượng có một cách rất hay đó là cho đối phương uống rượu say để đánh giá tính tình thật ẩn sâu trong con người của họ. Người xưa thường hay nói rượu vào lời ra, khi say đầu óc tê dại, con người cũng mất đi sự lí trí thường có, không còn ý thức được các lời nói và hành vi của mình, trong trạng thái này những lời nói và hành động của họ đều xuất phát từ bản năng vốn có nên rất thật lòng, không có một chút giấu giếm, từ đó có thể đánh giá được tâm tính của đối phương.
Đưa cho họ lợi lộc để thử lòng liêm chính
Cách này chính là đưa cho đối phương những hứa hẹn trọng trách, hoặc giao cho họ thật nhiều tiền tài, lợi lộc, để kích thích lòng tham của đối phương. Nếu gặp những người có bản chất hám lợi, có máu thâm nhất định sẽ bị trúng kế, người không kháng cự được lòng tham sẽ không thể trở thành những người quan thanh liêm, người có phẩm hạnh tốt chắc chắn sẽ không làm những chuyện phi nghĩa dù cho người khác đưa ra miếng mồi hấp dẫn đến thế nào. Còn đối với những người liêm khiết, họ sẽ thấu hiểu nỗi khổ của người dân, làm việc vô tư liêm khiết, có sự trung thành vô hạn, chú trọng việc tiết kiệm, không ham giàu sang, không sa vào tửu sắc, luôn tự khép mình kỷ luật.
Dùng lời hứa hẹn công việc để thử chữ tín
Giao công việc cho họ để thử xem giữa lời hứa và thực tế họ giải quyết công việc ra sao, từ đó có thể đánh giá được uy tín của họ trong công việc, theo như Gia Cát Lượng cho rằng một người nếu chỉ biết nói suông, nói thì rất hay nhưng không đi đôi với việc làm, đây chính là người không có uy tín, sẽ dễ dàng làm mất đi sự tin tưởng của những người khác dành cho họ. Cái tín chính là cái gốc đề làm người, người không giữ được uy tín thì sẽ không chiếm được chỗ đứng trên đời.
Lời kết
Đã qua mấy ngàn năm, nhưng những phép thử về cách nhìn người của Gia Cát Lượng vẫn được lưu truyền rộng rãi đến ngày nay, và được rất nhiều người áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, đừng xem thường những phép thử này, chính những điều tưởng như đơn giản này đã giúp cho Lưu Bị chọn ra những vị phụ tá có đầy đủ cả đức lẫn tài, trí dũng, chính, tín, xây dựng nên một nhà Thục vô cùng hùng mạng, sánh vai cùng những cường quốc như Ngô và Ngụy. Đối với cuộc sống ngày nay, những phép thử này cũng sẽ giúp bạn có thể nhìn rõ nhân cách, trí tuệ và tâm đức của người khác, để có thể tìm được một người bạn đồng hành, những người đối tác phù hợp để hợp tác làm ăn, trở thành một người lãnh đạo thông minh và thành công.