Nhà thần học nổi tiếng Reinhold Niebuhr đã từng có một câu nói rất nổi tiếng là: “Sự tha thứ là hình thức cao nhất của yêu thương”. Cũng như Cựu Tổng thống Nam Phi – Nelson Mandela cũng đã chứng minh: Tha thứ làm cho con người ta mạnh mẽ. Bởi vì trong cuộc sống, sẽ không ít lần bạn phải trả qua những cảm giác hy vọng rồi lại thất vọng vì một ai đó. Cách để vượt qua khỏi những cảm giác khổ sở và sự oán hận đó là tha thứ. Sự tha thứ trong cuộc sống rất quan trọng, tha thứ để có cuộc sống hạnh phúc hơn và tốt đẹp hơn.
Tha thứ là gì?
Tha thứ trong nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “buông ra”, giống như khi mà một người đàn ông đòi lại một số tiền mình đã cho mượn. Tha thứ là một hành động bỏ qua lỗi lần của người khác, tha thứ không phải là xóa đi cũng không phải là chối bỏ đi những điều xấu mà người khác đã gây ra với mình, đây là hành động khuyến khích chính bản thân mình đóng lại những vết thương đã cũ và cho người khác một cơ hội sửa sai.
Tha thứ được xem là một hành động quan trọng để đem lại sự bình an và an lạc cho mọi người và cho chính bản thân mình. Cội nguồn của tha thứ chính là lòng khoa dung. Khi lòng khoan dung được xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm thấu hiểu của con người với nhau, cũng như xuất phát từ trí tuệ sáng suốt. Bởi vì đã là con người thì chắc chắn ai cũng sẽ từng có một lần mắc phải những sai làm, gây tổn thương cho mình và người khác. Tha thứ cho người cũng chính là cách tha thứ cho mình, để thanh lọc tâm hồn con người, để giúp người với người gần nhau hơn.
Lý do phải thực hành tha thứ trong cuộc sống
Shakespeare đã có một câu nói: Hãy bao dung về những lỗi lầm của người khác. Hãy suy nghĩ những lỗi lầm của người khác như chính là lỗi lầm của tôi vào hôm qua. Vì ở trên thế gian này, không có một người nào là không phạm phải những lỗi lầm, sai lầm, thử nghiệm và phải chịu sự thất bại.
Cố cháo, không tha thứ chỉ làm cho bản thân chúng ta càng dấn thân vào khổ đau mà không có đường ra. Ai không thể buông bỏ được những điều sai trái mà người khác đã vô tình gây ra cho mình thì cũng không thể buông bỏ được sự thù hận, đau khổ ra khỏi bản thân. Vì hận thù càng kéo dài thì đau khổ sẽ càng nhiều. Tha thứ lỗi lầm cho người khác cũng ngư tha thứ cho chính bản thân mình và là một bước quan trọng trọng việc đạt tới được sự an lạc và bình yên trong tâm hồn. Trong nhà Phật, buông bỏ hận thù chính là một tiến trình trong việc tu tập, nó cũng giống như việc chúng ta thực hiện thiền định.
Sự tha thứ trong cuộc sống chính là trả lại những gì mà mình đã nhận. Chúng ta không có tư cách phân biệt lỗi lầm của người khác, vì chúng ta không thể đứng trên phương diện của người khác mà hành động. Cho nên tha thứ cho nhau nhau chính là việc tốt nhất mà chúng ta có thể làm.
Có thể rất khó để bắt đầu tha thứ cho người đã từng làm tổn thương bạn, nhưng cũng đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và nên học cách tha thứ. Vì có ai đó đã từng nói rằng: “Phẫn nộ và ghét giống như bị rắn độc cắn.” Khi bị rắn độc cắn, việc đầu tiên chúng ta phải làm là loại bỏ nọc độc trước khi nó tràn ra khắp cơ thể, chứ không phải là việc đi bắt rắn để trả thù. Khoan dung và tha thứ là hai việc loại bỏ được những độc tố nằm sâu lòng. Thay vì phải dùng những lời lẽ khó nghe để chí trích họ thì chúng ta nên yêu thương họ. Khi bạn làm được cả 2 điều này sẽ sẽ không còn bị ràng buộc bởi sự tổn thương nữa.
Có những lúc không phải chuyện gì cũng công bằng với bạn nhưng đó lại là một phần của cuộc sống này, nếu bạn đồng ý mở rộng lòng mình ra và nhìn nhận thì bạn sẽ vượt qua những thử thách khó khăn này.
Lời kết
Khi chúng ta học được cách tha thứ thì cũng là lúc chúng ta sẽ cảm nhận lại được những niềm vui, sự bình yên và niềm hy vọng. Sự tha thứ trong cuộc sống sẽ đem lại cho chúng ta cảm giác được tự do, thoải mái và tươi trẻ. Hãy nên bắt đầu tha thứ ngay từ giờ phút này để có thể cảm nhận được cuộc sống hạnh phúc hơn nhé.