Bảo lãnh là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau như hợp đồng dân sự, tín dụng ngân hàng và dự thầu công trình,… Nhưng thuật ngữ bảo lãnh tạm ứng chỉ được dùng riêng trong lĩnh vực xây dựng. Vậy bảo lãnh tạm ứng là gì?
Bảo lãnh tạm ứng là gì?
Bảo lãnh tạm ứng được coi là một trong những hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng của các bên liên quan trong quan hệ xây dựng để nhà thầu thực hiện công tác chuẩn bị cho việc xây dựng công trình.
Có thể thấy, trong thực tế thì bảo lãnh tạm ứng hợp đồng khi thực hiện một công trình xây dựng nào đó là vô cũng cần thiết. Tuy nhiên, nó cũng có chứa đựng rất nhiều rủi ro cũng như khó khăn đối với các nhà thầu không có đủ khả năng để thực hiện công trình.
Mức tiền bảo lãnh tạm ứng
– Hạn mức tiền tối thiểu để bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:
Với từng loại hợp đồng xây dựng khác nhau thì mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tối thiểu sẽ là:
Những hợp đồng thi công công trình có giá trị xây dựng lớn hơn 50 tỷ đồng thì mức tiền bảo lãnh sẽ là 10% của tổng giá trị công trình. Và sẽ được tính là 15% giá trị công trình đối với những hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.
Đối với loại hợp đồng tư vấn có gia trị từ 10 tỷ đồng trở nên thì sẽ là 15% giá trị hợp đồng.
Đối với những loại hợp đồng công trình và hợp đồng tư vấn công trình có giá trị dưới 10 tỷ đồng thì tiền bảo lãnh tạm ứng sẽ được tính 20% giá trị hợp đồng.
Đối với những hợp đồng có chìa khóa trao tay, hợp đồng cung cấp trang thiết bị và một số loại hợp đồng khác có trong lĩnh vực xây dựng thì đều là 10% giá trị hợp đồng.
– Hạn mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tối đa:
Tất cả các loại hợp đồng xây dựng thì mức tiền bảo lãnh tạm ứng tối đa đều được tính là 50% giá trị của tổng hợp đồng tại thời điểm ký kết của hai bên giao. Trong một vài trường hợp đặc biệt thì số tiền này vẫn có thể lớn hơn 50%. Khi đó cần phải có sự đồng ý và cho phép của cơ quan có thẩm quyền như: Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ trưởng, Chủ tịch hội đồng các thành viên,…
Cho dù mức tiền tạm ứng nhiều hay ít thì nhà thầu đảm bảo được rằng sẽ sử dụng số tiền tạm ứng với đúng mục đích, đúng đối tượng và mang đến hiệu quả đúng với những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Quy định về bảo lãnh tạm ứng
Một số quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng mà mọi người nên nắm để xảy ra những sai sót trong quá trình làm việc. Quy định chung về bảo lãnh tạm ứng đã được nêu rõ trong khoảng 4 điều 18 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về việc thực hiện hợp đồng xây dựng, có quy định bảo lãnh hợp đồng tạm ứng như sau:
– Công tác bảo lãnh hợp đồng chỉ được diễn ra với hợp đồng còn hiệu lực thi công công trình. Và đối với những hợp đồng thi công công trình xây dựng thì cần phải có một bản kế hoạch giải phóng mặt bằng cụ thể theo thỏa thuận của các bên ký kết trong hợp đồng.
– Mức tiền bảo lãnh tạm ứng tối đa không được vượt quá 50% giá trị của hợp đồng tại thời điểm hai bên ký kết. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp đặc biệt xảy ra trong quá trình làm hồ sơ bảo lãnh tạm ứng và cần phải có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Với những yếu tố như: tiền tạm ứng hay điều kiện thu hồi tiền tạm ứng và thời điểm tạm ứng đều cần có sự đồng ý của cả hai bên mời thầu và nhận thầu và được ghi chi tiết trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần phải cung cấp rõ ràng những thông tin này trong hồ sơ mời thầu hoặc bản dự thảo hợp đồng.
– Với những hợp đồng xây dựng có mức tạm ứng lên trên 1 tỷ đồng thì trước khi thực hiện việc tạm ứng, bên nhận thầu phải có trách nhiệm nộp cho bên giao thầu hợp đồng tạm ứng có giá trị tương đương. Nếu là nhà thầu liên doanh thì mỗi thành viên trong nhà thầu liên doanh cần phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng giá trị tương đương.
– Hiệu lực của việc bảo lãnh hợp tạm ứng cần phải được kéo dài đến khi phía giao thầu nhận đủ số tiền đã tạm ứng cho bên thầu. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng sẽ giảm dần với số tiền tạm ứng mà bên giao thầu đã thu lại được.
Những rủi ro có thể gặp phải khi làm bảo lãnh tạm ứng
Tuy có những quy định rất rõ về việc bảo lãnh tạm ứng mà pháp luật đã đề ra nhằm cho nhà thầu sử dụng tiền tạm ứng được đúng mục đích. Nhưng trên thực tế đã có những rủi ro xảy ra:
– Công trình chậm tiến độ thi công và bị thiếu kinh phí xây dựng: Sau khi hồ sơ bảo lãnh tạm ứng được duyệt và chuyển cho các nhà thầu thì họ sẽ dùng số tiền đó để mua sắm các trang thiết bị vật tư cho nhiều công trình khác nhau mà nhà thầu đó đang triển khai song song. Vì thế, có thể nhà thầu sẽ vi phạm mục đích sử dụng tiền tạm ứng và không có cách nào kiểm soát được. Dẫn đến công trình bị chậm tiến độ thi công và bị rơi vào tình trạng thiếu chi phí để tiếp tục thực hiện.
– Chủ đầu tư rất có khả năng rơi vào nguy cơ mất trắng: Khi nhà thầu ký bất kỳ một hợp đồng nào thì sẽ có ngân hàng đứng sau để bảo lãnh, điều này tạo niềm tin hơn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên đã có rất nhiều trường hợp về việc chủ đầu tư đã phải mất trắng vì nhà thầu không đủ để thực hiện hợp đồng.
Lời kết
Bài viết trên phần nào đã khái quát được những thông tin xoay quanh chủ để bảo lãnh tạm ứng là gì? Và giải đáp các thông tin liên quan đến việc bảo lãnh tạm ứng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư hiểu rõ về khái niệm này và có thể tránh được những rủi ro.